Nhà Thông Minh Là Gì? Có Nên Lắp Nhà Thông Minh Không?

Hòa nhịp vào xu hướng công nghệ 4.0 ngày càng nở rộ, nhà thông minh đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hệ thống được ví như người “quản gia” tài trí kiểm tra và quản lý mọi hoạt động của thiết bị trong nhà. Đồng thời, có thể học hỏi thói quen cũng như giao tiếp với chủ nhà như người thật sự.

Đã không còn chỉ là ý tưởng trong phim. Giấc mơ trải nghiệm ngôi nhà tiện nghi, hoàn toàn tự động đã trở thành hiện thực. Cùng Qsmart khám phá chi tiết hơn về sản phẩm công nghệ mang tính đột phá này nhé!

Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh còn có cái tên khác là Home Automation, Domotics, Smart Home hoặc Intellihome. Đây là nôi nhà có thể tự động hoặc bán tự động thực hiện các công việc hàng ngày mà con người không cần tự tay làm.

Ngôi nhà này sử dụng các thiết bị kết nối internet, giúp giám sát, quản lý từ xa các thiết bị và hệ thống. Ví dụ như hệ thống chiếu sáng, đóng rèm khi trời tối, mở rèm khi trời sáng, hay bật/tắt điện trong nhà.

Nhà thông minh - Xu hướng sáng tạo công nghệ mang tính đột phá
Nhà thông minh – Xu hướng sáng tạo công nghệ mang tính đột phá

Về cơ bản, ngôi nhà thông minh không khác gì so với nhà thông thường. Ở đây đơn thuần là một sự “cải tiến”, giúp ngôi nhà của chúng ta tốt hơn, nhiều chức năng hơn với sự hỗ trợ của của internet vạn vật (IOT)

Các hệ thống và thiết bị nhà thông minh thường hoạt động cùng nhau, chia sẻ dữ liệu sử dụng với nhau tới người dùng và tự động hóa các hành động dựa trên sở thích của chủ nhà.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào?

Ngôi nhà thông minh không phải là tập hợp các thiết bị và đồ dùng thông minh riêng biệt. Đó là những thiết bị phối hợp với nhau để tạo ra một mạng có thể điều khiển từ xa.

Tất cả các thiết bị, bao gồm đèn, hệ thống an ninh, ánh sáng đều được giám sát và điều phối hoạt động bởi bộ điều khiển trung tâm nhà thông minh. Nó là một thiết bị phần cứng, đóng vai trò là điểm trung tâm của hệ thống nhà thông minh. Tại đây, có thể cảm nhận, xử lý dữ liệu và giao tiếp không dây.

Ngôi nhà hoạt động hoàn toàn tự động mang đến cuộc sống thư thái, giản đơn
Ngôi nhà hoạt động hoàn toàn tự động mang đến cuộc sống thư thái, giản đơn

Bộ điều khiển kết hợp tất cả các ứng dụng khác nhau thành một ứng dụng nhà thông minh duy nhất mà chủ nhà có thể điều khiển từ xa. Giao thức truyền thống các sản phẩm nhà thông minh sử dụng thường là Wi-Fi và Bluetooth. Một số khác lại phụ thuộc vào các giao thức không dây như Zigbee hoặc Z-Wave.

Các thiết bị nhà thông minh có thể được lập trình để tuân theo lịch trình đặt sẵn. Ngoài ra, chúng còn được điều khiển trực tiếp theo hiệu lệnh của người dùng thông qua các thiết bị trợ lý ảo như: Amazon Alexa hoặc Google Assistant. Ví dụ, bộ điều chỉnh nhiệt thông minh có thể tìm hiểu thói quen của chủ nhà. Sau đó, nó sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ dựa trên lịch trình cụ thể của họ.

Một số ví dụ của công nghệ nhà thông minh

Hiện nay, gần như mọi sản phẩm công nghệ trong ngôi nhà của chúng ta. Ánh sáng, máy rửa bát, loa, hệ thống camera,… đều chứng kiến sự ra đời của giải pháp thay thế nhà thông minh:

  • TV thông minh

Những TV này kết nối Internet để truy cập nội dung thông qua các ứng dụng. Chẳng hạn như video và âm nhạc theo yêu cầu. Một số TV thông minh còn có tính năng nhận dạng giọng nói hoặc cử chỉ.

Tivi thông minh với kho ứng dụng phong phú, thú vị
Tivi thông minh với kho ứng dụng phong phú, thú vị
  • Hệ thống chiếu sáng thông minh

Ngoài khả năng điều khiển từ xa và tùy chỉnh, hệ thống chiếu sáng thông minh còn phát hiện được có người ở trong phòng và điều chỉnh ánh sáng khi cần thiết. Bóng đèn thông minh cũng có thể tự điều chỉnh dựa trên ánh sáng của căn phòng

  • Điều khiển nhiệt độ thông minh

Bộ điều nhiệt thông minh Google Nest, đi kèm với Wi-Fi tích hợp, cho phép người dùng lên lịch, giám sát và điều khiển nhiệt độ trong nhà từ xa.

Các thiết bị này cũng tìm hiểu hành vi của chủ nhà và tự động sửa đổi cài đặt. Chúng cũng có thể báo cáo mức sử dụng năng lượng và nhắc nhở người dùng thay bộ lọc. Từ đó, mang lại cho họ sự thoải mái và hiệu quả tối đa.

  • Khóa cửa thông minh và thiết bị mở cửa gara

Chủ nhà có thể sử dụng ổ khóa thông minh và dụng cụ mở cửa gara để cấp hoặc từ chối quyền truy cập cho khách. Khóa thông minh cũng có thể phát hiện khi cư dân ở gần và mở khóa cửa cho họ.

Khóa cửa thông minh có độ bảo mật cao
Khóa cửa thông minh có độ bảo mật cao
  • Hệ thống và camera an ninh thông minh

Với camera an ninh thông minh và chuông cửa, cư dân có thể giám sát ngôi nhà của mình khi họ đi vắng. Cảm biến chuyển động thông minh có thể xác định sự khác biệt giữa người quen, du khách, vật nuôi và kẻ trộm. Nếu phát hiện hành vi đáng ngờ, hệ thống sẽ gửi thông báo cho chủ nhân ngay.

  • Chăm sóc thú cưng và bãi cỏ thông minh

Việc chăm sóc thú cưng có thể được tự động hóa nhờ các máng ăn thông minh. Cây trồng trong nhà và bãi cỏ có thể được tưới nước bằng bộ hẹn giờ hoặc cảm biến độ ẩm.

Chăm sóc thú cưng "nhàn tênh" với thiết bị thông minh
Chăm sóc thú cưng “nhàn tênh” với thiết bị thông minh
  • Thiết bị nhà bếp thông minh

Các thương hiệu như LG, GE và Samsung cung cấp đủ loại thiết bị nhà bếp thông minh. Những thiết bị này bao gồm:

– Máy pha cà phê thông minh có thể tự động pha một tách mới vào thời gian được lập trình sẵn

– Tủ lạnh thông minh theo dõi ngày hết hạn, lập danh sách mua sắm. Thậm chí, tạo công thức nấu ăn dựa trên nguyên liệu hiện có

– Nồi nấu chậm và lò nướng bánh; và trong phòng giặt có máy giặt và máy sấy.

  • Hệ thống theo dõi thông minh

Hệ thống theo dõi thông minh cảm nhận được sự đột biến về điện và tắt các thiết bị. Đồng thời, cảm nhận được lỗi nước hoặc đường ống bị dò rỉ và tắt nước. Vừa bảo vệ ngôi nhà không bị ngập lụt, vừa tiết kiêm điện nước.

  • Ổ cắm thông minh

Chúng kết nối với ổ cắm trên tường để biến đổi các thiết bị đơn giản trong gia đình. Ổ cắm thông minh điều khiển từ xa đèn và quạt trần thông qua ứng dụng di động và trợ lý giọng nói như Google Assistant hoặc Alexa.

Ổ cắm thông minh điều khiển từ xa
Ổ cắm thông minh điều khiển từ xa
  • Công tắc thông minh

Tương tự ổ cắm thông minh, công tắc thông minh cũng giúp kết nối các thiết bị trong nhà với hệ thống điều khiển trong smarthome. Một số hãng còn có hệ thống công tắc chống giật thông minh. Bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng các thiết bị điện an toàn.

Đánh giá ưu nhược điểm của nhà thông minh

Công nghệ thông minh mang lại nhiều lợi ích. Từ sự tiện lợi trong các thiết bị gia dụng như bật máy giặt trong lúc làm việc, đi chơi. Cho đến sự thoải mái khi điều chỉnh bộ điều nhiệt từ xa trong một ngày mùa hè nóng bức.

  • Ưu điểm

– Cung cấp sự đảm bảo

Chủ nhà có thể giám sát ngôi nhà của mình từ xa, chống lại những mối nguy hiểm. Bạn sẽ không phải lo ngại “não cá vàng” quên tắt máy pha cà phê, tắt nước hay không khóa cửa.

– Tiện lợi với người sử dụng

Thông qua ứng dụng trên smarthome, bạn có thể tự động mở cửa gara, bật đèn, bật điều hoà. Đặc biệt, “chiều lòng” người phát bản nhạc yêu thích của họ khi họ về đến nhà.

– Cung cấp sự an tâm

Các thiết bị trong nhà thông minh cho phép các thành viên trong gia đình hoặc người chăm sóc theo dõi sức khỏe và thể trạng của người cao tuổi từ xa. Ngoài ra, còn tích hợp phát cảnh báo khi có vấn đề sức khoẻ của người cao tuổi. Nhờ đó, cho phép họ có thể ở nhà với người thân một cách an toàn. Thay vì phải chuyển đến bệnh viện để chăm sóc đặc biệt, mọi thông tin đều được cập nhật nhanh chóng, liên tục.

Hệ thống smarthome mang đến sự an tâm cho người dùng
Hệ thống smarthome mang đến sự an tâm cho người dùng

– Cải thiện hiệu quả

Thay vì bật điều hòa cả ngày, hệ thống nhà thông minh có thể học hành vi của chủ nhà để điều phối hoạt động hợp lý. Đảm bảo ngôi nhà được hạ nhiệt khi họ trở về nhà, tự động tắt khi chủ nhà ra khỏi nhà.

– Tiết kiệm tài nguyên và tiền bạc

Với hệ thống tưới thông minh, cây xanh chỉ được tưới khi cần thiết và với lượng nước vừa đủ. Còn với các hệ thống điện, nước và các tài nguyên khác được sử dụng hiệu quả hơn. Nhờ vậy, giúp tiết kiệm tiền bạc cho gia chủ cũng như giúp bảo vệ môi trường sống.

– Dễ dàng điều khiển

Các trợ lý ảo thông minh như Google Home hay Amazon Echo giúp thực hiện các tác vụ thông qua điều khiển bằng giọng nói. Ví dụ: chủ nhà có thể sử dụng lệnh thoại đơn giản để bật nhạc. Hay muốn tìm kiếm trên web và điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà.

  • Nhược điểm

Ngoài ưu thế, hệ thống tự động hóa phải vật lộn để trở thành xu hướng chủ đạo. Phần nhiều nguyên do nằm ở tính chất kỹ thuật của chúng:

– Yêu cầu kết nối Internet đáng tin cậy

Đây là tiêu chí mang tính “sống còn” khi muốn thiết lập hệ thống nhà thông minh. Bởi lẽ trong trường hợp mạng hỏng hay Internet không đáng tin cậy, mọi thiết bị và tiện ích kết nối trong nhà sẽ dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như sự trải nghiệm của người dùng.

– Nhận thức được sự phức tạp

Một số người gặp khó khăn hoặc thiếu kiên nhẫn với công nghệ. Liên minh các nhà sản xuất thiết bị đang nỗ lực giảm thiểu độ phức tạp và cải thiện trải nghiệm người dùng. Hi vọng rằng, sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn ở mọi cấp độ kỹ thuật.
Hệ thống nhà thông minh vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục
Hệ thống nhà thông minh vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục

Thiếu tiêu chuẩn

Để hệ thống tự động hóa gia đình thực sự hiệu quả, các thiết bị phải có khả năng tương tác bất kì nhà sản xuất nào. Để làm được việc đó, chúng cần sử dụng cùng một giao thức hoặc ít nhất là các giao thức bổ sung.
Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường mới nên chưa có tiêu chuẩn chung các các hệ thống nhà thông minh.
Hiện nay, một số ứng dụng đang hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị thông minh. Mục đích là tạo ra giao thức để đảm bảo khả năng tương tác giữa các thiết bị khác hãng.

– Vấn đề bảo mật

Các thiết bị IoT đặt ra những thách thức về bảo mật vì hầu hết chúng đều thiếu mã hóa tích hợp. Ngoài ra, chúng có thể đóng vai trò là điểm truy cập vào dữ liệu nhạy cảm của mạng rộng hơn, làm tăng bề mặt tấn công.
Theo báo cáo gần đây từ công ty nghiên cứu thị trường IoT tiêu dùng Parks Associates, 55% người tiêu dùng lo ngại về tính bảo mật của các thiết bị nhà thông minh.
Nếu tin tặc có thể xâm nhập vào một thiết bị thông minh, chúng có thể tắt đèn, báo động cũng như mở khóa cửa. Do đó, ngôi nhà không thể “phòng thủ” trước sự đột nhập.

– Thiếu sự riêng tư dữ liệu

Nhiều chủ nhà thông minh cũng lo lắng về quyền riêng tư dữ liệu. Parks Associates báo cáo, có khoảng 72% người tiêu dùng bày tỏ lo lắng hoặc quan ngại sâu sắc về tính bảo mật của dữ liệu cá nhân của họ được thu thập và truyền đi bởi các thiết bị nhà thông minh.
Tương tự như vậy, họ cũng lo ngại về khả năng truy cập hoặc kiểm soát trái phép các thiết bị thông minh mà không có sự cho phép của họ. Ngoài việc nỗ lực cung cấp các dịch vụ mới, cải tiến sản phẩm cho khách hàng, sự tin cậy và minh bạch cũng là vấn đề bắt buộc nhà sản xuất phải chú trọng nếu muốn có được khách hàng mới.

– Chi phí

Mặc dù giá đang giảm nhưng nhiều thiết bị nhà thông minh vẫn đắt tiền. Vì thế, việc “trùng tu” lại toàn bộ ngôi nhà có thể tiêu tốn hàng chục triệu đồng.

Cách thiết lập một ngôi nhà thông minh

Những ngôi nhà mới xây có thể xây dựng hệ thống nhà thông minh tại chỗ. Mặt khác, những ngôi nhà cũ có thể được trang bị thêm công nghệ thông minh.
Zigbee và Z-Wave là hai trong số các giao thức liên lạc tự động hóa gia đình phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Cả hai đều sử dụng công nghệ mạng lưới và tín hiệu vô tuyến tầm ngắn, công suất thấp để kết nối hệ thống nhà thông minh.
Mặc dù cả hai đều nhắm đến các ứng dụng nhà thông minh giống nhau. Tuy nhiên, Z-Wave có phạm vi xa hơn, lên đến 30 mét so với 10 mét của Zigbee. Chip Zigbee có sẵn từ nhiều công ty, trong khi chip Z-Wave chỉ có sẵn từ Sigma Designs.
Qsmart tư vấn giải pháp nhà thông minh uy tín, chuyên nghiệp
Qsmart tư vấn giải pháp nhà thông minh uy tín, chuyên nghiệp
Ngoài ra, Matter là tiêu chuẩn nhà thông minh mới nhất được ra mắt vào tháng 11 năm 2022. Chúng được phát triển bởi Liên minh Tiêu chuẩn Kết nối – trước đây là Liên minh Zigbee. Matter được hỗ trợ bởi các “ông lớn” trong lĩnh vực nhà thông minh như: Amazon, Apple và Google.
Hơn nữa, giao thức dựa trên IP này được thiết kế đặc biệt để giải quyết các thách thức về khả năng tương thích. Từ đó, cung cấp một khuôn khổ hỗ trợ giao tiếp liền mạch giữa các thiết bị, ứng dụng và dịch vụ đám mây.

Kết luận

Hi vọng những thông tin chi tiết trên sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về nhà thông minh. Từ tổng quan khái niệm, hoạt động cho đến ưu nhược điểm, ứng dụng thực tiễn. Hãy biến ngôi nhà mình trở nên tự động, tiện nghi, hiện đại bằng cách thiết lập hệ sinh thái nhà ở ấn tượng. Liên hệ với Qsmart theo số hotline: 092.889.86.99 để được kỹ thuật viên tư vấn giải pháp tối ưu nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *